Không chỉ giúp lấy ánh sáng và thông gió, ô thông tầng trở thành khu vực lý tưởng để trang trí tiểu cảnh và trồng cây thân gỗ trong nhà. Điều này giúp điều hòa không khí, tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất ngôi nhà. Trong bài viết này, KING HOUSE xin chia sẻ đến bạn các loại cây thân gỗ trồng ở giếng trời đẹp mà lại dễ chăm sóc. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
1. Các loại cây thân gỗ trồng trong nhà dễ chăm sóc và không bị héo
1.1. Cây đào tiên cảnh
Cây đào tiên cảnh còn gọi là cây trường thọ được nhiều gia chủ lựa chọn để trồng trong nhà hiện nay. Loại cây này có nhiều cành tỉa ra, thân màu nâu, vỏ cây không nhẵn bóng, tán lá rộng và to với thân cây có chiều cao trung bình từ 3m – 8m.
Với đặc tính ưa sáng, không có nhu cầu cấp nước lớn nên đào tiên cảnh rất dễ trồng và không cần chăm sóc cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra, lớp màu lá xanh đậm giúp cây quang hợp tốt nên loại cây này trở thành sự lựa chọn hàng đầu khi trồng cây dưới ô thông tầng. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần dành 1 khoảng đất nhỏ và có độ tơi xốp tốt hoặc bồn cây cũng giúp cây phát triển tốt. Đúng với tên gọi của nó, trong phong thủy cây đào tiên cảnh tượng trưng cho sự may mắn, sung túc.
1.2. Cây Phát Tài Núi
Đặc điểm của cây phát tài núi là thân gốc với nhiều phân cành, thân cây mọc ra nhiều rễ phụ. Đây là loại cây ưa sáng, khả năng chịu hạn tốt và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Với sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết nên cây phát tài núi được ưa chuộng để trồng ở khu vực giếng trời.
Bên cạnh đó, theo phong thủy thì loại cây này đem lại nguồn sinh khí dồi dào, tinh thần tích cực và may mắn cho gia chủ.
1.3. Cây Bàng Đài Loan
Đây là loại cây thân gỗ nhỏ thẳng với nhiều cành thẳng mọc nhếch lá đơn nhỏ mọc tập trung ở đầu cành tạo nhiều tầng tán đẹp mắt. Loại cây này có đặc tính ưa sáng, đất giàu dinh dưỡng và không cần phải cắt tỉa cành thường xuyên. Do đó, cây bàng đài loan trồng trong nhà mang đến không gian nội thất đẹp mắt và trong lành hơn.
1.4. Cây Hoa Ban
Hoa ban có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng, lãng mạn và hương thơm ngây ngất. Cây hoa ban thuộc loại cây thân gỗ, cao khoảng 5 – 12m. Thân cành có vỏ màu nâu, khi còn non có lông mịn sau nhẵn. Lá ban hình mọc so le, gốc hình tim, rìa gần tròn, đầu khuyết sâu thành hai thùy nông. Kích thước phiến lá của nó dài khoảng 10-20 cm và rộng bản. Tương tự như các loại cây trên, cây hoa ban có đặc điểm sinh thái ưa sáng và chống chịu với thời tiết tốt nên rất phù hợp để trồng trong nhà.
1.5. Cây Ngọc Lan
Cây ngọc lan có độ cao từ 10 – 15m, đây cũng là loại cây ưa sáng, chịu được thời tiết khắc nghiệt nên trở thành sự lựa chọn để trồng ở khu vực ô thông tầng. Ngoài ra, hoa của cây ngọc lan rất thơm giúp tỏa ngát hương khắp ngôi nhà đồng thời tạo nên không gian sống tươi mát và tràn đầy sức sống.
2. Lưu Ý Khi Trồng Cây Thân Gỗ Trong Nhà
Để cây phát triển tốt dưới ô thông tầng, bên cạnh lưu ý đến kích thước và không gian để trồng cây bạn cần chú ý đến những điều như:
- Tưới cây thường xuyên để giữ cây luôn tươi tốt với lượng nước phù hợp với từng loại cây bởi mỗi cây thân gỗ sẽ có khả năng hấp thụ nước khác nhau. Bạn có thể dùng tay hoặc que để kiểm tra độ ẩm của đất, từ đó quyết định lượng nước phù hợp.
- Thực hiện tỉa cành, lá sum suê nhằm đảo bảo không gian sinh hoạt không bị cản trở cũng như làm mất tính thẩm mỹ trong ngôi nhà.
- Để cây phát triển khỏe mạnh, thông thường bạn nên bón phân nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Điều kiện ánh sáng dưới giếng trời không hẳn là nguyên nhân khiến cây bị chết, có thể là do đất trồng không đủ dinh dưỡng, rễ cây bị thối hoặc rễ không bám sâu dưới đất. Do đó, ngoài việc chọn cây thân gỗ phù hợp bạn cần chăm sóc cho nó. Hy vọng, qua bài viết chia sẻ này của Công ty thiết kế và xây dựng (KING HOUSE) bạn có thể lựa chọn loại cây thân gỗ cho khu vực ô thông tầng giúp tô điểm cho không gian ngôi nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!