Sàn bê tông chính là nền móng của mọi công trình, đóng vai trò quyết định đến tính bền vững của toàn bộ công trình. Khi tiến hành thi công đổ bê tông sàn, việc tuân thủ kỹ thuật là chìa khóa để xây dựng một công trình vững chắc. Ở nội dung bài viết này, King House chia sẻ đến bạn quy trình đổ sàn bê tông đúng kỹ thuật và những kinh nghiệm, lưu ý hữu ích dành cho bạn. Mời bạn cùng theo dõi bài viết!
>> Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Đổ Bê Tông Sàn Đúng Kỹ Thuật Và Chuẩn Xác Nhất
1. Sàn Bê Tông Là Gì?
Sàn bê tông là một phần quan trọng của cấu trúc chính của một công trình. Vật liệu chính của sàn bê tông là được tạo ra bằng việc trộn chất liệu gốc như xi măng, nước, cát và sỏi.
2. Quy Trình Đổ Bê Tông Sàn Đúng Kỹ Thuật, An Toàn Và Chuẩn Xác Nhất
Quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật của King House được thực hiện theo trình tự 06 như sau:
- Bước 1: Lắp Dựng Giàn Giáo
– Chuẩn bị các dụng cụ như: cây chống, giàn tiệp, cốp pha, phủ phim, đà thép hộp, đà gỗ,… Lưu ý các dụng cụ vật liệu không có các tình trạng quá cũ, bị gỉ, mục nát hay cong vênh.
– Cần xác định cao độ và tim trục dầm sàn.
– Tiến hành lắp dựng giàn tiệp. Đối với sàn tầng 1, cần phải lót ván dưới chân giàn tiệp để giảm tải gây lún cho sàn.
- Bước 2: Gia Công Lắp Dựng Cốp Pha Dàn
– Thực hiện gia công ván khuôn theo thiết kế
– Cân cao độ sàn để việc rải các thanh đà chính, đà phụ đúng yêu cầu. Theo đó, khoảng cách đà chính từ 100 – 125cm và khoảng cách đà phụ từ 50 – 60cm.
– Lắp ráp ván khuôn sàn
– Đóng ván khuôn hộp kỹ thuật của hệ thống M&E
– Kỹ sư sẽ kiểm tra và nghiệm thu cốp pha dầm sàn
- Bước 3: Gia Công Lắp Dựng Cốt Thép
– Trước khi gia công lắp dựng cốt thép yêu cầu cốt thép đạt chất lượng tốt, phải đúng với số liệu, kích thước, đường kính và vị trí, Ngoài ra, cần lưu ý cốt thép phải sạch, không hoen gỉ, dính bẩn đặc biệt là dầu mỡ.
– Tiến hành lắp đặt thép dầm đúng kỹ thuật
– Kiểm trà và nghiệm thu ván khuôn, lắp dựng cốt thép như; vị trí chiều dài đoạn nối thép, số lượng cục kê dầm sàn đã đủ chưa,….
- Bước 4: Lắp Đặt Điện Nước Âm Sàn M&E
– Lắp đặt ống thoát nước mưa, thoát bồn hoa, thoát ban công tại vị trí sàn âm 2 lớp. Tại mỗi vị trí sàn âm 2 lớp cần phải quấn su non để tránh trường hợp hở mí nối và gây ra hiện tượng rò rỉ nước.
– Lắp đặt hệ thống dây điện bóng đèn và ống điện xuyên tầng,..
- Bước 5: Đổ Bê Tông Dầm Sàn
– Trước khi đổ bê tông sàn, bạn cần phải vệ sinh dầm sàn, đầu trụ và tưới chất liên kết đầu trụ bằng hồ dầu hoặc latex
– Tiến hành đổ bê tông sàn và đầm dùi kỹ ở các vị trí dầm sàn, đầm trụ đều đặn. Lưu ý, khi đổ bê tông sàn âm 2 lớp thì nên đổ 1 lớp rồi đặt xốp đồng thời phải cố định xốp thật chặt để tránh trường hợp nổi xốp. Tiếp đó, đổ bê tông từ giữa xốp ra dần biên dầm để hạn chế bê tông đẩy xốp lên.
– Thường xuyên dùng cỡ đo chiều dày bê tông nhằm tránh tình trạng thừa hoặc thiếu chiều dày bê tông.
– Dùng dập làm mặt bằng phẳng bê tông sàn
- Bước 6: Bảo Dưỡng Đổ Bê Tông Sàn
– Đây là công đoạn cuối cùng khi thực hiện đổ bê tông sàn, việc bảo dưỡng sau khi đổ bê tông giúp tránh tình trạng thủy hóa nhanh và bê tông có độ ẩm. Sau khi bề mặt bê tông đã đông cứng có thể đi lại được thì tiến hành rải bao bố tưới nước để giữ độ ẩm cho sàn.
– Trường hợp thi công dưới thời tiết nắng nóng thì 30 phút sau khi bê tông đông cứng thì bạn nên tưới phun sương sàn ngày. Ngoài ra, ban ngày tưới nước 1 – 2h/ lần và ban đêm tưới ít nhất 1 lần.
3. Lưu Ý Quan Trọng Khi Đổ Bê Tông Sàn Bạn Cần Biết
Một số lưu ý trước – trong và sau khi đổ bê tông sàn không nên bỏ qua:
+ Trước khi đổ: Ván khuôn đã được nghiệm thu đạt. Sàn đã được vệ sinh sạch và tưới liên kết đầu trụ. Chuẩn bị đầy đủ máy móc, dụng cụ khác phục vụ lúc đổ, cỡ đo chiều dày bê tông. Các gờ bê tông và khu vực hạ cos đã được lắp ván khuôn sẵn.
Kiểm tra độ sụt bê tông đạt yêu cầu và thời gian xuất xưởng của bê tông còn nằm trong phạm vi cho phép
+ Trong khi đổ: Bê tông phải được đổ liên tục, không được dừng lâu. Đầm dùi đảm bảo đều tất cả các vị trí, dùi kỹ vị trí đầu trụ. Thường xuyên dùng cỡ để đo chiều dày sàn. Làm mặt bê tông bằng phẳng, không được gồ ghề.
+ Sau khi đổ: Chú ý bảo dưỡng kịp thời (trời nắng thì khoảng 30 phút), sau khi bê tông đã đông cứng thì trải bao bố và tưới nước giữ ẩm
4. Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Sàn Không Bị Nứt Của King House
Dưới đây là kinh nghiệm thi công đổ bê tông sàn mà King House muốn chia sẻ đến bạn, qua đó công tác thực hiện đúng và tối ưu nhất cho công trình:
– Hạ cote ban công, wc để đảm bảo dốc thoát nước sau cán nền.
– Đổ gờ ban công, wc hạn chế thấm nước ngược vào trong nhà
– Đổ gờ vị trí cầu thang để tránh hiện tượng nứt tách lớp khi cán nền
– Đổ gờ quanh sàn mái hạn chế nứt thấm đường chân và phục vụ ngâm nước bảo dưỡng
– Chú ý công tác đầm dùi thật kỹ tất cả các vị trí để tránh trường hợp bê tông bị rỗ
– Kiểm tra chiều dày sàn thường xuyên để đảm bảo đúng thiết kế
– Đổ xong vị trí nào tiến hành xoa mặt ngay vị trí đó để tránh phải vòng lại
– Đảm bảo đúng quy trình đổ bê tông dầm sàn
– Tưới bảo dưỡng đảm bảo đúng lúc và đủ số lần tưới.
>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ Túi Kinh Nghiệm Và Chi Phí Thi Công Móng Nhà
5. Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đổ Bê Tông Sàn
Đổ Bê Tông Sàn Dày Bao Nhiêu?
Chiều dày bê tông sàn hợp lý là: 12cm với ô sàn lớn trong nhà và 10cm với các ô sàn vệ sinh, ban công, ô sàn nhỏ.
Bảo Dưỡng Bê Tông Sàn Trong Thời Gian Bao Lâu?
Sau khi đổ bê tông xong, đội ngũ nhân công tại King House sẽ đảm bảo khâu bảo dưỡng hậu kỳ, ngoài ra còn chuẩn bị sẵn những biện pháp xử lý nếu trời mưa. Tùy vào khối lượng bê tông sàn nhiều hay ít, thời gian đổ sẽ kéo dài bao lâu. Thông thường đổ bằng xe bơm cần thì khoảng 2 tiếng. Ngoài ra, bê tông sàn từ lúc bắt đầu bơm trường hợp cùng 1 xe bồn không nên quá 1 tiếng. Bê tông phải được đổ liên tục, không được ngừng quá lâu.
Việc thi công đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn công trình đòi hỏi sự cẩn thận, thực hiện đúng quy trình. Điều này đảm bảo sự vững chắc cho công trình bền vững theo thời gian.
Hi vọng rằng, những nội dung King House chia sẻ trên đây giúp bạn nắm rõ được quy trình đổ bê tông sàn và những kỹ thuật quan trọng. Liên hệ với King House để được tư vấn về thiết kế và thi công nhà nhanh nhất.
>> Mời bạn tham khảo: Các Ưu Điểm Trong Thi Công của King House