Trong thi công nhà phố, việc xây tường gạch không chỉ đơn thuần là tạo vách ngăn mà còn đóng vai trò chịu lực, định hình không gian và ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình. Bởi vậy, việc nghiệm thu đúng quy cách xây tường gạch và xác định vị trí cần xây gạch đinh là điều mà chủ đầu tư và đơn vị thi công cần đặc biệt quan tâm.
Tầm Quan Trọng Của Việc Nghiệm Thu Xây Tường Gạch Trong Nhà Phố
Nghiệm thu là bước kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thiện hoặc từng phần trong quá trình thi công.
Với hạng mục xây tường gạch, nghiệm thu đảm bảo:
– Kết cấu tường vững chắc, đúng kỹ thuật.
– Tường phẳng, không nứt nẻ, không cong vênh.
– Đảm bảo khả năng chịu lực và liên kết với hệ khung.
– Giảm thiểu tối đa sự cố sau thi công như thấm nước, bong tróc.
Quy Cách Nghiệm Thu Xây Tường Gạch Đúng Tiêu Chuẩn
Quy cách xây dựng gạch đinh hai lỗ và gạch đinh 4 lỗ mà không phải chủ nhà nào cũng biết! Để có thể chống thấm tốt hơn, thì chủ nhà cần thống nhất rõ ràng quy cách xây tường và tô tường với nhà thầu trước khi tiến hành công tác ký hợp đồng hay tiến hành quy tắc xây tô tường. Dưới đây là những lưy ý quan trọng để có được một bức tường xây đẹp và hiệu quả:
Chọn Lựa Gạch
Anh chị phải thống nhất loại gạch được sử dụng trong công trình: gạch sử dụng thương hiệu tốt, nhà thầu có tâm sẽ sử dụng thêm nửa viên gạch ống trong quá trình thi công. Màu gạch không được quá tươi cũng không được quá chát.
Khoan Cấy Sắt Râu
Đầu tiên là công tác khoan cấy sắt râu: bắt buộc phải có. Để đảm bảo liên kết giữa cột và tường tốt hơn, bức tường trở nên chắc chắn hơn . Trong nhà phố thì công tác khoan cấy sắt râu sẽ thường được thực hiện cùng lúc với công đoạn đổ bê tông cột luôn. Theo quy cách thì cứ 5 hàng gạch sẽ có 1 sắt râu.
Tránh Trùng Mạch
Trong xây dựng bằng gạch, để tránh hiện tượng trùng mạch và tăng độ bền của tường, thì cứ 3-5 hàng gạch 4 lỗ thì người ta phải xây 1 hàng gạch đinh đặc. Do gạch đinh đặc cũng khó kiếm với các tỉnh miền nam, chúng ta có thể thay bằng gạch đinh 2 lỗ, nhưng phải xử lý miết vữa được thêm bằng phụ gia chống thấm vào các lỗ gạch đinh 2 lỗ.
Xây Tường Theo Đợt
Xây tường theo đợt cao từ 1,2->1,5m, đợi mạch vữa khô thì mới xây tiếp. Mạch vữa ướt không chịu được tải trọng nặng, dễ bị chảy xệ.
Vị Trí Tiếp Giáp Đáy Dầm
Để cho tường gạch tăng khả năng kết nối với đáy dầm, dễ thì công và tránh bị nứt thì tại vị trí tiếp giáp đáy dầm ( cuối cùng ), thì lớp gạch này sử dụng gạch đinh, được xây nghiêng và miết hồ dầu ở vị trí tiếp giáp.
Vị trí tiếp xúc với nước
Các vị trí tiếp xúc với nước, như nhà vệ sinh thì ta xây 5 hàng gạch đinh để tăng khả năng chịu lực cho bức tường
Các Vị Trí Chịu Lực
Các vị trí lắp thiết bị bếp, lavabo hoặc bồn cầu treo thì chúng ta xây 5 hàng gạch định để tăng khả năng chịu lực và bám dính cho bức tường.
Các Vị Trí Cạnh Cửa
Các vị trí cạnh cửa, thì ta sử dụng cục kê bê tông hoặc phương án khác là sử dụng ít nhất hai hàng gạch đinh thay cho gạch 4 lỗ thôn thường.
Lanh Tô, Bổ Trụ
Trường hợp tường đứng độc lập dài quá 5m thì phải có lanh tô và bổ trụ. Các bổ trụ phải cách nhau 2,4m – 3m. Các đà cửa phải ăn vào tường không quá 25cm.
Các Vị Trí Trong Nhà Nên Xây Gạch Đinh Để Tăng Độ Bền
Gạch đinh là một loại gạch xây khá phổ biến trong xây dựng được làm từ đất sét tự nhiên. Hầu hết các loại gạch xây hiện nay đều được nung và sản xuất với công nghệ tuynel. Từ đó chúng ta mới có tên thường gọi là gạch tuynel, và gạch định là một trong những dòng gạch không thể thiếu ở các công trình.
1. Xây Gạch Đinh Tại Vị Trí Chân Tường Nhà
1.1 Vị Trí Chân Tường Bao Và Tường Ngăn
Tại vị trí chân tường chúng ta nên xây gạch đinh, việc này giúp cho bức tường hạn chế bị nứt tại vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp vật liệu khác nhau, giữa gạch và bê tông. Do hệ số co giãn khác nhau nên nếu như chúng ta không dùng gạch đinh mà mà thay bằng gạch ống ống thì vị trí đó sẽ rất dễ bị nứt.
Chính vì vậy tại vị trí chân tường bao và tường ngăn, chúng ta nên xây từ 3 lớp gạch đinh.
1.2 Vị Trí Chân Tường Nhà Vệ Sinh, Ban Công, Bồn Hoa
Toàn bộ tường xung quanh nhà vệ sinh, ở vị trí chân tường phải được xây 5 lớp 5 lớp gạch đinh. Việc này giúp cho chân tường có khả năng chống thấm nước tốt, hạn chế gây ra ẩm mốc, thấm sang các khu vực xung quanh, đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho ngôi nhà.
2. Xây Gạch Đinh Vị Trí Hai Bên Khuôn Cửa
Vị trí này thường được dùng để bắn vít, gắn khuôn cửa(cửa sổ hoặc cửa ra vào).
Nếu bạn sử dụng gạch ống rỗng thì độ liên kết, bám dính giữa khuôn cửa và tường sẽ không được chắc chắn.
Hơn nữa trong trường hợp khoan, đục bắn ốc vít… nếu xây bằng gạch ống sẽ rất dễ bị vỡ, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thi công, hoàn thiện.
Hai bên cạnh cửa này quá trình hoàn thiện sử dụng, cửa cũng được mở ra vào thường xuyên, tác động trực tiếp vào hai má cửa. Sử dụng gạch đinh sẽ làm cho hai bên cửa chịu lực chắc chắn hơn.
3. Xây Gạch Đinh Vị Trí Bậc Cầu Thang
Khu vực cầu thang là vị trí thường xuyên di chuyển lên xuống giữa các không gian tầng với nhau. Chính vì vậy ở các bậc cầu thang sẽ chịu sự tác động bởi hoạt tải khi di chuyển tại vị trí này chúng ta nên xây gạch đinh để kết cấu các bậc được vững chắc hơn.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại gạch đinh đó là gạch đinh đặc và gạch đinh có lỗ. Để tăng cường sự chắc chắn cũng như hạn chế được sự chống thấm tốt hơn chúng ta cũng có thể cân nhắc để lựa chọn sử dụng gạch đinh đặc. Tuy nhiên về chi phí thì gạch đinh đặc hiện đang có giá cao hơn so với gạch đinh có lỗ.
Trên đây là nội dung nói về những vị trí quan trọng nên xây gạch đinh, khi xây nhà gia chủ cần biết. King House hy vọng, quý gia chủ sẽ có thêm kiến thức hỗ trợ cho việc xây nhà của mình tốt hơn.
King House – Cam Kết Chất Lượng Từ Những Việc Nhỏ Nhất
Tại King House, chúng tôi tin rằng một ngôi nhà vững chãi không đến từ những điều to tát, mà được xây dựng từ những chi tiết nhỏ nhất – từ viên gạch đầu tiên cho đến từng mạch vữa cuối cùng. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và thợ tay nghề cao, chúng tôi kiểm soát chặt chẽ từng bước thi công, đặc biệt là khâu xây tường và lựa chọn đúng loại gạch cho từng vị trí quan trọng.
Chúng tôi không chỉ xây nhà – chúng tôi xây niềm tin, sự an tâm và giá trị sống bền lâu cho khách hàng.