Công Ty Xây Dựng Nhà Phần Thô Tại TPHCM Và Chi Phí Tốt Nhất Năm 2025

Dịch vụ

Công Ty Xây Dựng Nhà Phần Thô Tại TPHCM Và Chi Phí Tốt Nhất Năm 2025

    Để tìm được công ty xây dựng phần thô ngôi nhà như mong muốn không hề đơn giản, gia chủ cần đầu tư rất nhiều công sức để tìm hiểu, lựa chọn phong cách thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng để nhà thầu dự toán các chi phí hợp lý, giai đoạn nào cũng đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ thông tin.

    Hiểu được điều đó, Kiến Trúc King House đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến xây nhà phần thô như: Bảng báo giá xây nhà thô và nhân công hoàn thiện, cách tính diện tích xây dựng, những hạng mục xây thô và một số lưu ý quan trọng để Quý khách có thể tham khảo.

    Vậy Xây Dựng Phần Thô Nhà Là Gì?

    Việc tìm những đơn vị xây dựng phần thô nhà uy tín không chỉ để cân đối nguồn tài chính hợp lý mà còn để so sánh và lựa chọn nhà thầu báo giá xây dựng nhà phần thô rõ ràng và uy tín.

    Để đảm bảo chất lượng xây dựng, quá trình thi công xây dựng phần thô đóng vai trò rất quan trọng.

    Tuân thủ các quy trình kỹ thuật và sử dụng vật liệu chất lượng cao là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng phần thô các công trình bền vững.

    Thi công xây dựng phần thô là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng một công trình, tập trung vào việc hoàn thiện kết cấu công trình và phần khung cơ bản.

    Theo đó, thi công phần thô được cần phải được chú trọng trong quá trình xây dựng nhà để bảo bảo sự chắc chắn, an toàn.

    Hiện nay thì xây dựng phần thô nhà gồm những hạng mục: Làm móng nhà, khung sườn, tường, sàn, mái và hệ thống điện nước cơ bản.

    Quá trình xây nhà phần thô được thực hiện theo trình tự sau: Thiết kế kỹ thuật, lập kế hoạch thi công, chuẩn bị vật liệu – công cụ, triển khai thi công, kiểm tra và bàn giao.

    Xây nhà phần thô là giai đoạn hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến độ an toàn, chắc chắn của công trình.

    Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần thi công sau này càng thuận lợi như tiết kiệm thời gian và chi phí, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công trình.

    Các Hạng Mục Công Việc Trong Xây Dựng Phần Thô Nhà

    Công việc thi công phần thô gồm có: Làm móng, khung sườn, tường, sàn, mái, hệ thống điện nước cơ bản.

    Móng Nhà

    Móng nhà là phần kết cấu nằm dưới cùng của công trình, có nhiệm vụ chịu lực và truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất.

    Một số loại móng nhà phổ biến hiện nay gồm có: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

    Việc lựa chọn loại móng nào phù hợp cho công trình cần dựa trên nhiều yếu tố như tải trọng công trình, tính chất nền đất, điều kiện thi công… nên cần được tư vấn bởi kỹ sư kết cấu.

    Các loại móng nhà phổ biến:

    Loại móng Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm
    Móng đơn Là loại móng được đặt dưới chân cột, chịu tải trọng của cột và truyền tải trọng xuống nền đất. Móng đơn có thể có nhiều hình dạng như hình vuông, chữ nhật, hình tròn…
    • Thi công đơn giản, chi phí thấp.
    • Phù hợp với nhà có tải trọng nhỏ, nền đất tốt.
    • Khả năng chịu tải thấp.
    • Không phù hợp với nhà cao tầng hoặc nền đất yếu.
    Móng băng Là loại móng được đặt dưới hàng cột hoặc tường chịu lực, có dạng dải dài liên tục. Móng băng có thể là móng băng 2 phương hoặc móng băng 1 phương
    • Khả năng chịu tải tốt hơn móng đơn.
    • Phù hợp với nhà có tải trọng trung bình, nền đất yếu hơn so với móng đơn.
    • Thi công phức tạp hơn móng đơn.
    • Chi phí cao hơn móng đơn.
    Móng bè Là loại móng được đặt dưới toàn bộ diện tích công trình, có dạng một tấm bê tông cốt thép dày.
    • Khả năng chịu tải cao nhất trong các loại móng.
    • Phù hợp với mọi loại nền đất, kể cả nền đất yếu.
    • Thi công phức tạp nhất.
    • Chi phí cao nhất.
    Móng cọc Là loại móng sử dụng cọc để truyền tải trọng của công trình xuống các lớp đất sâu hơn, có khả năng chịu tải rất cao. Móng cọc có thể là móng cọc đơn, móng cọc nhóm hoặc móng cọc bè.
    • Khả năng chịu tải cao.
    • Phù hợp với mọi loại nền đất, kể cả nền đất yếu.
    • Có thể thi công trong điều kiện địa chất phức tạp.
    • Thi công cần tính toán tải trọng và kết cấu chính xác.
    • Chi phí cao.

    Các bước thi công móng cơ bản:

    • Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu và nhân công.
    • Đào hố móng đúng kích thước và độ sâu được thiết kế. Loại bỏ lớp đất yếu, rải lớp cát hoặc đá dăm để làm nền móng.
    • Lắp đặt cốp pha theo đúng kích thước và hình dạng của móng. Cố định cốp pha chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
    • Đổ bê tông vào cốp pha một cách cẩn thận, đảm bảo không bị rỗ tổ ong.
    • Tưới nước dưỡng ẩm cho bê tông móng trong 7-10 ngày đầu tiên. Che chắn bê tông móng để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa gió.
    • Sau khi bê tông móng đã đạt cường độ yêu cầu, tiến hành tháo dỡ cốp pha.

    Quá trình thi công, làm móng cần được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ theo đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình.

    Khung Sườn 

    Khung sườn là một hệ thống kết cấu bao gồm các dầm, cột và các thanh giằng được liên kết với nhau để tạo thành một khung chịu lực cho công trình.

    Vật liệu làm khung sườn:

    Phân loại khung sườn Đặc điểm Hướng dẫn thi công khung sườn
    Khung sườn bê tông cốt thép Là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để thi công khung sườn. Bê tông cốt thép có khả năng chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu. Do đó, cần sử dụng thép để tăng cường khả năng chịu kéo cho khung sườn.
    • Thi công dầm, cột và các thanh giằng bằng bê tông cốt thép theo bản vẽ thiết kế.
    • Sử dụng cốp pha để định hình dầm, cột và các thanh giằng.
    • Đổ bê tông vào cốp pha và đầm rung để loại bỏ bọt khí.
    • Dưỡng hộ bê tông theo đúng quy trình.
    Khung sườn thép Có khả năng chịu lực cao, cả chịu nén và chịu kéo.
    • Gia công các dầm, cột và các thanh giằng bằng thép theo bản vẽ thiết kế.
    • Lắp dựng các dầm, cột và các thanh giằng bằng bu lông hoặc hàn.
    • Sơn bảo vệ khung thép chống gỉ sét.
    Khung sườn gỗ Có thể chịu lực tốt và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, gỗ dễ bị mối mọt, nấm mốc và cần được xử lý bảo quản kỹ càng trước khi sử dụng.
    • Chọn gỗ có chất lượng tốt, không bị mối mọt và nấm mốc.
    • Gia công các dầm, cột và các thanh giằng bằng gỗ theo bản vẽ thiết kế.
    • Lắp dựng các dầm, cột và các thanh giằng bằng mộng hoặc bu lông.
    • Sơn hoặc đánh vecni bảo vệ khung gỗ.

    Tường

    Tường là một cấu trúc thẳng đứng, kiên cố được xây dựng bằng gạch, đá, bê tông hoặc các vật liệu khác.

    Tường đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia không gian, chịu lực, bảo vệ và tăng độ thẩm mỹ cho công trình.

    Cách phân loại tường dựa vào vật liệu, kết cấu, vị trí

    Phân loại Đặc điểm Hướng dẫn thi công
    Phân loại theo vật liệu
    Tường gạch
    • Sử dụng gạch xây dựng.
    • Chi phí thi công thấp.
    • Chịu tải tốt.
    • Độ bền cao.
    • Chuẩn bị mặt bằng.
    • Lắp đặt cốp pha.
    • Xây từng hàng gạch.
    • Kiểm tra độ phẳng.
    • Điều chỉnh mạch vữa.
    • Hoàn thiện thi công.
    Tường bê tông
    • Sử dụng bê tông tươi hoặc bê tông trộn sẵn.
    • Chi phí thi công cao.
    • Chịu tải tốt.
    • Khả năng chống thấm cao.
    • Chuẩn bị mặt bằng.
    • Lắp đặt cốp pha.
    • Thi công bê tông.
    • Dưỡng hộ bê tông.
    • Hoàn thiện thi công.
    Tường nhẹ
    • Sử dụng các vật liệu nhẹ như thạch cao, xi măng sợi thủy tinh.
    • Chi phí thi công thấp.
    • Thi công nhanh chóng.
    • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
    • Chuẩn bị mặt bằng.
    • Lắp đặt khung xương.
    • Lắp đặt tấm vật liệu nhẹ.
    • Hoàn thiện thi công.
    Phân loại theo kết cấu
    Tường chịu lực
    • Chịu tải trọng chính của công trình.
    • Vị trí: tường ngoài, tường ngăn chính.
    • Sử dụng vật liệu có cường độ cao.
    • Thi công theo đúng kỹ thuật.
    Tường ngăn
    • Chia nhỏ không gian trong công trình.
    • Vị trí: tường ngăn phòng.
    • Sử dụng vật liệu nhẹ hoặc gạch xây dựng.
    • Thi công đơn giản.
    Phân loại theo vị trí
    Tường ngoài
    • Tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
    • Yêu cầu cao về khả năng chống thấm, chống dột
    • Sử dụng vật liệu có khả năng chống thấm tốt.
    • Thi công chống thấm kỹ lưỡng
    Tường ngăn
    • Chia nhỏ không gian trong công trình.
    • Yêu cầu về khả năng chống thấm thấp hơn tường ngoài.
    • Sử dụng vật liệu thông thường.
    • Thi công chống thấm cơ bản.

    Sàn 

    Sàn là một phần quan trọng của công trình – dự án xây nhà phần thô, được sử dụng để tạo mặt phẳng cho người và đồ đạc di chuyển, đồng thời che chắn phần dưới của công trình.

    Vật liệu lát sàn

    Phân loại sàn theo vật liệu  Đặc điểm Hướng dẫn thi công sàn
    Sàn gạch men Là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để lát sàn. Gạch men có độ bền cao, dễ lau chùi và có nhiều mẫu mã đẹp mắt.
    • Trát phẳng nền sàn.
    • Lát gạch men theo đúng kỹ thuật.
    • Chà ron gạch men.
    Sàn gỗ Gỗ có tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác ấm áp và sang trọng cho không gian. Tuy nhiên, gỗ có giá thành cao và cần được bảo quản kỹ càng.
    • Lắp đặt cốt nền bằng gỗ hoặc ván ép.
    • Lát sàn gỗ theo đúng kỹ thuật.
    • Sơn hoặc đánh vecni bảo vệ sàn gỗ.
    Sàn nhựa Vật liệu có giá thành rẻ, dễ thi công và có nhiều mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, sàn nhựa có độ bền không cao bằng gạch men và gỗ.
    • Trát phẳng nền sàn.
    • Lắp đặt sàn nhựa theo đúng kỹ thuật.

    Phần Mái

    Mái là phần trên cùng của căn nhà, có chức năng che chắn cho công trình khỏi tác động của thời tiết như mưa, nắng, gió…

    Một số loại mái phổ biến hiện nay:

    Loại mái Đặc điểm Hướng dẫn thi công khung sườn
    Mái ngói Là loại mái sử dụng ngói đất nung hoặc ngói bê tông để lợp. Mái ngói có khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm nước tốt và có độ bền cao.
    • Lắp đặt khung kèo gỗ hoặc thép.
    • Lợp ngói theo đúng kỹ thuật.
    • Làm máng và ống thoát nước.
    Mái bê tông Là loại mái được đổ bê tông trực tiếp trên mái nhà. Mái bê tông có khả năng chống thấm nước tốt, chịu lực tốt và có độ bền cao.
    • Lắp đặt hệ thống cốt thép.
    • Đổ bê tông mái theo đúng kỹ thuật.
    • Chống thấm cho mái.
    Mái tôn Là loại mái sử dụng tôn để lợp. Mái tôn có khả năng chống thấm nước tốt, nhẹ và dễ thi công.
    • Lắp đặt khung kèo thép.
    • Lợp tôn theo đúng kỹ thuật.
    • Làm máng và ống thoát nước.

    Hệ Thống Điện, Nước Cơ Bản

    Hệ thống cơ điện cơ bản là hệ thống bao gồm các thiết bị điện và nước, được sử dụng để cung cấp điện năng và nước cho công trình. Hệ thống điện nước cơ bản trong hạng mục xây nhà phần thô bao gồm:

    Điện

    Thiết kế hệ thống điện Thi công hệ thống điện
    • Xác định nhu cầu sử dụng điện của công trình.
    • Lựa chọn loại dây điện, ổ cắm, công tắc phù hợp.
    • Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
    • Thiết kế hệ thống chống sét.
    • Lắp đặt dây điện theo đúng kỹ thuật.
    • Lắp đặt ổ cắm, công tắc.
    • Lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
    • Lắp đặt hệ thống chống sét.

    Nước

    Thiết kế hệ thống nước Thi công hệ thống nước
    • Xác định nhu cầu sử dụng nước của công trình.
    • Lựa chọn loại ống nước, phụ kiện phù hợp.
    • Thiết kế hệ thống cấp nước.
    • Thiết kế hệ thống thoát nước.
    • Lắp đặt ống nước theo đúng kỹ thuật.
    • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, lavabo, vòi hoa sen,…
    • Lắp đặt hệ thống cấp nước.
    • Lắp đặt hệ thống thoát nước.

    Bảng báo giá xây dựng phần thô tại King House

    Bảng giá xây dựng phần thô được King House cung cấp dưới đây, hy vọng phần nào đó sẽ giúp Quý khách hàng có thể ước lượng được chi phí xây nhà phần thô của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.

    Đơn giá xây nhà phần thô hiện nay là là 3.800.000 vnđ/m2 gói tiết kiệm, gói phổ thông 4.200.000/m2, gói cao cấp 4.600.000/m2, đơn giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như diện tích sàn, quy mô chiều cao tầng, điều kiện thi công thực tế và thiết kế thi công.

    Nếu bạn đang tìm đơn vị để thi công phần thô nhà ở hoặc thi công trọn gói, ừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0987 016 991 – 0931 818 848 để được tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất.

    Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian cho các công thức chúng tôi cung cấp trong bài viết, hãy liên hệ để King House thay bạn dự toán và chủ động báo giá chi tiết cho bạn.

    Là một đơn vị thi công – được xây dựng lâu năm và có uy tín trong lĩnh vực xây nhà trọn gói và xây dựng phần thô, King House luôn mang đến cho Quý khách hàng những công trình chất lượng, có giá trị thẩm mỹ cao với chi phí tối ưu.

    Câu hỏi thường gặp

    1 Nên chọn thi công trọn gói hay đội thi công riêng lẻ để tiết kiệm chi phí?
    2 Xây nhà thô hoàn thiện gồm hạng mục gì?
    3 Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
    4 Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
    5 Phong cách thiết kế nào đang thịnh hành nhất hiện nay và phù hợp với biệt thự?
    6 Thiết kế nội thất cho biệt thự thường mất bao nhiêu thời gian?
    7 Cách giảm chi phí phát sinh hậu kỳ trong quá trình thi công
    8 Cùng một kích thước lô đất, công năng, số tầng và chi phí dự kiến. Vì sao có đơn vị tư vấn thi công trọn gói được và có đơn vị báo không đủ?
    9 Ô thông tầng nên trồng loại cây thân gỗ gì để không bị héo và dễ chăm sóc?
    Hotline
    Zalo
    Zalo