20+ Mẫu Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Đẹp Và Tôn Nghiêm Xu Hướng 2025

Nội thất

20+ Mẫu Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Đẹp Và Tôn Nghiêm Xu Hướng 2025

    Phòng khách kết hợp phòng thờ là kiểu không gian tích hợp công năng, phù hợp cho những mẫu nhà phố có diện tích hẹp. Gia chủ có thể dành một vị trí riêng trong phòng khách để đặt bàn thờ. Với kiểu thiết kế này, không gian sẽ được tiết kiệm và tối ưu.

    Khu vực thờ cúng là không gian tôn nghiêm, quan trọng của một căn nhà. Vì vậy khi kết hợp hai công năng này cùng nhau, gia chủ cần phải lưu ý một số chi tiết để đảm bảo yếu tố phong thủy lẫn tính thẩm mỹ.

    Những Mẫu Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Đẹp Và Tôn Nghiêm 2024

    Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Nhà Ống

    Ban thờ trong phòng khách cho nhà ống có hai loại đó là ban thờ treo hoặc tủ thờ. Lựa chọn ban thờ nào sẽ phụ thuộc vào diện tích phòng và nhu cầu của gia chủ. Nếu phòng khách nhỏ thì phù hợp hơn nếu sử dụng ban thờ treo, còn tủ thờ chắc chắn và bày được nhiều đồ hơn nhưng chiếm diện tích hơn.

    Bàn thờ treo là mẫu ban thờ nhỏ được gắn lên tường, việc sử dụng bàn thờ treo không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp chốn thờ cúng thêm phần trang nghiêm. Với bàn thờ đứng còn gọi là tủ thờ sẽ mang đến sự sang trọng cũng như trang nghiêm cần thiết, tuy nhiên các mẫu này phù hợp hơn với phòng khách rộng rãi bởi kích thước khá đồ sộ.

    Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Nhà Biệt Thự

    Phòng Thờ Kết Hợp Phòng Khách Nhà Cấp 4

    Trước đây ở khu vực nông thôn thì bàn thờ thường đặt ở giữa và không có phòng riêng. Nhưng hiện nay cách bố trí mới lạ của phòng thờ nhà cấp 4 đã không còn xa lạ. Đặc biệt với những gia đình sở hữu biệt thự 1 tầng thì thường thiết kế phòng thờ riêng biệt để tạo nên sự tiện nghi đồng thời không làm ảnh hưởng đến mĩ quan chung của ngôi nhà.

    Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Có Vách Ngăn

    Phòng khách kết hợp phòng thờ hiện đại

    Lưu Ý Khi Thiết Kế Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Gia Chủ Cần Nắm

    Đối với các gia đình người Việt thì bất cứ nhà ai cũng đều có một bàn thờ gia tiên thờ phụng tổ tiên, vì vậy không gian thờ cúng trong mỗi gia đình là điều không thể thiếu. Tuy nhiên để bố trí phòng thờ hay ban thờ sao cho hợp phong thủy thì không phải ai cũng biết. 

    Vị Trí Phù Hợp Khi Thiết Kế Phòng Thờ Kết Hợp Phòng Khách

    Trong truyền thống bố trí khu vực thờ cúng của người Việt từ xưa đến nay, bàn thờ luôn đặt ở gian chính giữa, nằm ở vị trí trung tâm phòng khách, hướng thẳng ra cửa chính. Tuy nhiên, đối với thiết kế nhà phố hiện đại thì bố trí bàn thờ không nên đặt đối diện hay quá gần cửa chính.

    Bàn thờ nên tránh đặt ở dưới xà nhà, gầm cầu thang, nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Theo quan niệm phong thủy thì những khu vực đó sẽ có luồng khí ô uế mạnh, không tốt không gian thờ tự.

    “Nhất vị – nhị hướng” là một nguyên tắc đặt bàn thờ quan trọng trong phong thủy. Đối với không gian kết hợp phòng khách và phòng thờ, cần lưu ý cách bố trí khu vực thờ. Vị trí của bản thờ sẽ ảnh hưởng tới tổng thể phòng khách cũng như các vấn đề về phong thủy của ngôi nhà.

    Ngoài ra, tiêu chí “tọa cát – hướng cát” không kém phần quan trọng. Bàn thờ phải được đặt ở phương vị đẹp và nhìn về hướng đẹp nhất theo tuổi của gia chủ.

    Kích Thước Của Bàn Thờ

    Vấn đề về kích thước khi thiết kế bàn thờ đặt ở khu vực phòng khách đặc biệt quan trọng. Kích thước của bàn thờ có ảnh hưởng không nhỏ trong phong thủy, đặc biệt là chiều cao. Bên cạnh đó, 2 yếu tố này còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian sinh hoạt chung.

    Đối với những gia đình thiết kế biệt thự, nhà phố rộng thì cần phải tính toán vị trí đặt phòng thờ cúng như diện tích phòng sao cho hợp lý. Tùy vào diện tích đất để thiết kế phòng thờ, 5m2, 7m2, và 10m2 đây là những thông số phổ biến cho những ngôi nhà vừa và nhỏ. Đối với biệt thự rộng hơn thì có thể đặt phòng thờ trên 10m2 đến 15m2 để tạo sự thoáng cũng như phục vụ chức năng thờ cúng tốt hơn.

    Đối với các không gian phòng khách kết hợp phòng thờ, có thể sử dụng 1 trong 2 loại là bàn thờ treo hoặc bàn thờ đứng (tủ thờ). Tiêu chuẩn kích thước của hai loại bàn thờ này khác nhau, nhưng chúng đều dùng chung thước Lỗ Ban để xác định những con số phong thủy.

    Kích thước thông dụng hiện nay là (tính bằng cm): 61×89, 61×107, 61×127, 61×153, 61×176, 67×153, 67×176, 81×195,…

    Ánh Sáng Của Phòng Thờ

    Ánh sáng luôn cần được duy trì cho bàn thờ trong phòng để người cầu khấn dễ dàng quan sát, đồng thời tạo bầu không khí tôn nghiêm và trang trọng.

    Ánh sáng cho phòng thờ nên sử dụng tone ấm như các bóng đèn nhỏ màu vàng. Đây là lựa chọn phù hợp với hầu hết các phòng khách hiện nay.

    Đối với ánh sáng tự nhiên, căn nhà có thể sử dụng nguồn sáng từ giếng trời hoặc các ô thông tầng, cửa lớn, cửa sổ. Tuy nhiên, khi thiết kế hướng sáng cần chú ý một điểm. Không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bàn thờ. Ánh sáng tự nhiên mang tính dương, khi chiếu thẳng vào bàn thờ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành một khu vực riêng cho bàn thờ. Sử dụng vách ngăn, ngăn cách với các khu vực khác. Có thể dùng tấm chắn màu trắng để phân chia bố cục được rõ ràng. Ngoài ra, việc ngăn cách bàn thờ trong phòng khách còn giúp tăng sự trang trọng cho không gian này.

    Màu Sắc Của Phòng Thờ Khi Kết Hợp Phòng Khách

    Màu sắc lý tưởng cho bàn hoặc tủ thờ là màu gỗ nâu trầm, gỗ nâu đỏ. Sắc đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Vật liệu gỗ đại diện cho sự tự nhiên, mộc mạc, bền vững. Bên cạnh đó, màu sơn đen cần được loại bỏ ngay để tránh mang đến điều không may cho các thành viên trong nhà. 

    Khi chọn màu sắc, bạn nên chú ý đến các thiết kế nội thất phòng khách kết hợp phòng thờ khác như bàn ghế sofa, kệ tivi, tủ trang trí,… đảm bảo tính hài hòa, thẩm mỹ cho tổng thể.

    Câu hỏi thường gặp

    1 Nên chọn thi công trọn gói hay đội thi công riêng lẻ để tiết kiệm chi phí?
    2 Xây nhà thô hoàn thiện gồm hạng mục gì?
    3 Hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm những gì?
    4 Cầu thang hướng ra cửa chính và từ cửa chính hướng vào bếp có phạm phong thủy không?
    5 Phong cách thiết kế nào đang thịnh hành nhất hiện nay và phù hợp với biệt thự?
    6 Thiết kế nội thất cho biệt thự thường mất bao nhiêu thời gian?
    7 Cách giảm chi phí phát sinh hậu kỳ trong quá trình thi công
    8 Cùng một kích thước lô đất, công năng, số tầng và chi phí dự kiến. Vì sao có đơn vị tư vấn thi công trọn gói được và có đơn vị báo không đủ?
    9 Ô thông tầng nên trồng loại cây thân gỗ gì để không bị héo và dễ chăm sóc?
    Hotline
    Zalo
    Zalo